Ngày này 5 năm trước của Viettel: First Call 5G

Quỳnh Nguyễn (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 18:02 - 10.05.2024

Đúng ngày này cách đây 5 năm, 10/5/2019, Viettel thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam, gây tiếng vang lớn với cộng đồng trong và ngoài nước, trở thành niềm tự hào của Tập đoàn.

Nhớ lại dấu mốc sâu đậm này, anh Lê Bá Tân, Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn từng nói, dự án 5G khi ấy là nhiệm vụ thách thức nhất nhưng kết quả “trả lại” cho anh em kỹ sư mạng lưới cũng là giá trị nhất.

“Cuộc gọi 5G đầu tiên đã sinh ra thế hệ kỹ sư Viettel trưởng thành, tự tin song hành với thế giới về công nghệ. Sự khởi đầu, tiên phong của Viettel về 5G cũng mở ra không gian mới để các nhà mạng khác của Việt Nam tiến hành thử nghiệm, cũng như tạo cơ hội để VHT hợp tác, phát triển sản phẩm 5G của chính Viettel. Dấu mốc đáng nhớ ấy đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực lớn, cũng như mang lại bài học kinh nghiệm quý giá để các kỹ sư Viettel tiếp tục chiến đấu ở các giai đoạn về sau”, anh Tân chia sẻ.

btt-0845-copy
Anh Lê Bá Tân, Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn cùng các kỹ sư Viettel chuẩn bị cho sự kiện cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5/2019

Trước đây, với công nghệ 2G - 3G - 4G, Việt Nam đều triển khai muộn hơn so với thế giới từ 8 - 12 năm, nhưng với 5G - một công nghệ mới nhất và có thể trở thành nhân tố nền tảng cho xã hội số thì Việt Nam lại song hành cùng thế giới.

Khi nhận nhiệm vụ chuẩn bị hạ tầng mạng lưới cho việc song hành đó, lãnh đạo Tập đoàn và đội ngũ kỹ thuật Viettel xác định phải khai phá rất nhiều mảng công việc mới, thách thức mới trong việc thiết kế, xây dựng và khai thác mạng 5G. Tri thức kinh nghiệm ít ỏi ban đầu chủ yếu đến từ đối tác, tài liệu hoặc thông tin từ các nhà mạng khác trên thế giới.

Nhà mạng đầu tiên được cấp phép và tần số thử nghiệm 5G

hinh anh tram 5g tai ha noi

Ngày 25/1/2019, Viettel chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt giấy phép sử dụng băng tần để thử nghiệm công nghệ di động thế hệ thứ 5 - IMT 2020 (5G). Trước đó, ngày 22/01/2019, Bộ cũng đã cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ 5G cho Viettel. Với dấu mốc này, Viettel là nhà mạng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp phép đầy đủ để thử nghiệm 5G.

Với các giấy phép đặc biệt quan trọng trên, Viettel sẽ được sử dụng các đoạn băng tần 2575 - 2615 MHz, 3700 - 3800 MHz và 26500 - 27500 MHz. Đây là 3 băng tần cần thiết nhất cho công nghệ 5G, bao gồm cả băng tần trung và băng tần siêu cao, giúp Viettel thử nghiệm đồng bộ ở tất cả các tần số được phép nhằm đánh giá tính năng kỹ thuật, khả năng triển khai hạ tầng và các ứng dụng đặc biệt của công nghệ 5G.

Phạm vi thử nghiệm của Viettel nằm trên địa bàn 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.

Cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam

Ngay sau thời điểm khai trương mạng di động 5G đầu tiên trên thế giới vào tháng 4/2019 tại Hàn Quốc và Mỹ, thì đầu tháng 5/2019, Viettel đã đặt mục tiêu thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên mạng thật của Viettel thay vì trên thiết bị demo hay trong phòng lab mà nhiều quốc gia khác đã lựa chọn.

Kết quả làm việc đầy nhiệt huyết của lực lượng kỹ thuật Viettel đã mang đến cuộc gọi 5G đầu tiên sử dụng thiết bị của đối tác Ericsson vào ngày 10/5/2019. Tốc độ kết nối thực tế từ 1,5 - 1,7 Gbps, vượt xa giới hạn của mạng 4G, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công mạng 5G sớm nhất thế giới.

Một kỹ sư TCT Mạng lưới Viettel chia sẻ khoảnh khắc sóng 5G xuất hiện lần đầu trên màn hình chiếc điện thoại giống như một thời khắc lịch sử trong sự nghiệp, không thể so sánh với bất cứ niềm vui nào khác.

Đến tháng 9/2019, Viettel tiếp tục đưa mạng 5G đến Tp.HCM. Đối tác nước ngoài cung cấp thiết bị đã chần chừ, từ chối ký hợp đồng vì đề bài yêu cầu về tốc độ phải lớn hơn 1Gb/s của Viettel quá khó, chưa từng có tiền lệ bởi điều kiện thiết bị mạng lõi vừa mới mẻ vừa đặt ở Hà Nội, trong khi hệ thống vô tuyến lại nằm tại Tp.HCM.

Nhưng Viettel quả quyết sẽ làm được. Nhiều tình huống liên tục phát sinh trong quá trình lắp đặt, tích hợp và tối ưu chất lượng mạng. Song cuối cùng, các kỹ sư Viettel cùng đối tác đã hoàn thành phủ sóng 10 trạm 5G trong chưa đầy một tháng, tốc độ lên tới 1,7Gb/s. Giám đốc dự án 5G của phía đối tác cho biết sẽ đưa những bài học, kinh nghiệm thu được khi làm việc với Viettel vào cuốn cẩm nang toàn cầu của hãng để tham khảo cho nhiều quốc gia khác.

Tiên phong thử nghiệm dịch vụ

Ngày 30/11/2020, Viettel khai trương thử nghiệm dịch vụ 5G sớm nhất tại Việt Nam khi hoàn thành phát sóng và đưa vào thử nghiệm thương mại 100 trạm 5G tại khu vực trung tâm của 3 quận ở Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng. Đây là mạng 5G được thiết kế liền mạch, có quy mô lớn nhất, vùng phủ rộng nhất để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đến nay, dịch vụ 5G đã được triển khai thử nghiệm khoảng 500 trạm tại 63 tỉnh, thành phố. Ngày 20/7/2023, Viettel thử nghiệm thành công dịch vụ mạng di động 5G dùng riêng (5G PMN) cho nhà máy Pegatron tại Hải Phòng. Đây là nhà máy thông minh đầu tiên tại Việt Nam được tự động hoá dựa trên kết nối của dịch vụ di dộng 5G với ưu thế tốc độ cao, độ trễ thấp, hỗ trợ nhiều kết nối.

Tại nước ngoài, đến hết năm 2023, Viettel đã có 4 công ty thị trường thử nghiệm thành công 5G là Mytel, Metfone, Bitel và Telemor.

5G moi

Làm chủ công nghệ 5G

Việc làm chủ hệ thống 5G của Viettel được đánh dấu bằng cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm vào ngày 17/1/2020.

First call 5G

Chất lượng hình ảnh và âm thanh của cuộc gọi rất mượt mà, không có độ trễ. Những người chứng kiến đều xúc động khi chứng kiến cuộc gọi này - cuộc gọi đi vào lịch sử ngành viễn thông- CNTT cũng như của khoa học công nghệ Việt Nam. Sự kiện cũng đưa Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thế giới và là nhà sản xuất thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G.

Tới nay, Viettel đã làm chủ hoàn toàn các thiết bị trong hệ sinh thái 5G bao gồm thiết bị truy nhập vô tuyến, thiết bị truyền dẫn, hệ thống mạng lõi. Năm 2023, Viettel vận hành chính thức 300 trạm trên mạng lưới tại Hà Nội, Hà Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Kết quả đo kiểm cho thấy, thiết bị 5G do Viettel sản xuất đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của thế giới và quy chuẩn của Việt Nam.

TN_02737 copy

Tháng 12/2023, hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh đầu tiên của Viettel được xuất khẩu sang Ấn Độ. Mới đây nhất, ngày 7/5/2024, VHT đã có hợp đồng thương mại 5G Private thứ 2 tại quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới. Ngày 9/5/2024, VHT tiếp tục ký thỏa thuận phân phối các sản phẩm hạ tầng mạng viễn thông 5G tại 9 nước Trung Đông - một trong những khu vực năng động nhất thế giới

Nghiên cứu thành công chip quan trọng của mạng 5G

Tháng 10/2023, Viettel công bố làm chủ hoàn toàn chip 5G DFE, có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây. Đây là thành phần phức tạp nhất trong khối vô tuyến của trạm 5G, đóng vai trò xử lý các thuật toán, điều khiển toàn bộ hoạt động của khối vô tuyến và giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác. Đồng thời, Viettel chế tạo, thử nghiệm thành công khối thu phát xử lý tín hiệu cao tần của trạm 5G dùng chip 5G DFE.

IMG_8825

Trước đó, tháng 3/2023, Viettel và Qualcomm đã công bố sản xuất thành công khối vô tuyến của trạm 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chip ASIC theo chuẩn Open RAN. Đến tháng 11/2023, Viettel đã triển khai trạm 5G sử dụng loại chip này trên mạng lưới, giúp tiết kiệm 20% năng lượng tiêu thụ. Viettel là đối tác đầu tiên trên thế giới triển khai sản phẩm Qualcomm vào mạng lưới với người dùng thực, tải dữ liệu thực. Kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình thương mại hóa mạng 5G tại Việt Nam và thị trường quốc tế bằng một phần thiết bị 5G trong nước sản xuất vào năm 2024.

Chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng 5G

Ngày 8/3/2024, Tập đoàn đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm tới.

Băng tần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng di động 4G và mạng di động 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3500 MHz).

Ngày 15/4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao giấy phép thiết lập mạng 5G cho Viettel. Tại đây, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn Tào Đức Thắng khẳng định: “Viettel đấu giá và sở hữu được tần số để triển khai 5G là niềm vinh dự lớn. Khi có tần số kịp thời như thế này, chúng tôi cũng rất quyết tâm để năm nay đưa dịch vụ 5G cung cấp chính thức cho nhân dân cũng như là tăng cường cho hạ tầng viễn thông công cộng”.

a58i7862-246

  • 860
  • 10
  • 2

Sức mạnh từ những tuyến cáp quốc tế mới của Viettel

  • 1344

Chiến thắng derby thủ đô - cú hích tinh thần cho Thể Công - Viettel

  • 464
  • 2

Viettel góp phần làm nên thành công lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • 1293
  • 1

Điểm tựa vững chắc cho các hoạt động của Liên hợp quốc tại Burundi

  • 1666

CEO NVIDIA tiết lộ bí quyết quản trị nhân sự với Viettel

  • 2025
  • 1

Nhà máy thông minh đầu tiên tại Việt Nam vận hành bằng mạng riêng 5G của Viettel

  • 1653
  • 1

Cuộc tìm kiếm điện thoại 5G ‘sóng gió’ của Viettel và Ericsson

  • 2236
  • 1

Cáp quang Viettel phủ trọn ‘vùng lõm' cuối cùng tại TP.HCM

  • 352

Sản phẩm của Viettel Media vào top 10 chương trình thực tế nhiều tương tác nhất

  • 333

Giá trị của Movitel: Hơn cả một nhà mạng

  • 725

Công nghệ VoIP và bước ngoặt chuyển mình của Viettel

  • 802
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua