Nguyễn Thị Hoa (TCT Đầu tư Quốc tế Viettel) đã đăng lúc 19:52 - 26.08.2022
Lý do đọc và yêu thích:
Trong quá trình tìm kiếm các tài liệu bổ sung thêm kinh nghiệm, kiến thức để làm tốt hơn công việc của mình, tôi có cơ hội đọc cuốn sách “Một đời thương thuyết” của tác giả Phan Văn Trường. Qua quá trình tìm hiểu về cuộc đời cũng như kinh nghiệm của tác giả khi có nhiều năm làm việc tại các Tập đoàn lớn, đa quốc gia, tôi thấy đây là một cuốn sách có thể bổ sung giúp tôi và những đồng nghiệp đang làm việc tại Viettel khi thường xuyên phải tham gia nhiều cuộc đàm phán lớn nhỏ - là một phần trong những công việc hàng ngày ở Viettel.
Nội dung cuốn sách:
Tác giả viết cuốn sách này có thể cho nhiều đối tượng độc giả khác nhau vì cuốn sách không có quá nhiều vấn đề chuyên môn hay từ ngữ khó đọc mà đi theo lối kể chuyện, dẫn dắt từ các câu chuyện như Thằng Bờm cho đến những câu chuyện tác giả đã trải qua thực tế để đưa ra những nhận định, những đúc kết của tác giả sau một cuộc đời lăn lộn, đàm phán, thăng trầm trong công việc.
Thực ra bắt đầu tôi cũng không chú ý đến cuốn sách lắm, vì chương đầu về Thằng Bờm không đủ gây cuốn hút cho tôi, nội dung đó không có gì lạ so với nhận thức của tôi trước đây. Hay kể cả một số chương khác của cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên, những phương châm mang tính cơ bản như là trước khi đi đàm phán thì phải hiểu đối phương muốn gì, đàm phán phải có luật sư đi cùng…
Tuy nhiên sau này, khi bắt đầu phải tham gia vào những cuộc đàm phán khó khăn hơn và có thời gian đọc kỹ, nghiền ngẫm lại cuốn sách, tôi mới nhận ra cuốn sách có nhiều triết lý rất hay của tác giả, có nhiều tương đồng với suy nghĩ hoặc các quy tắc mà bản thân tôi trước đó đã bắt mình phải tuân theo. Tôi nhận ra rằng, đúng thật là một con người, luôn phải có những nguyên tắc sống, làm việc được định sẵn và phải tuân thủ các nguyên tắc đó, dù bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nội dung của cuốn sách viết về những kinh nghiệm trong hơn 40 năm đi đàm phán và thương thuyết của tác giả. Chính vì vậy nó khá chân thực và giản dị, mang tính thực tế cao. Tác giả đã từng làm ở các công ty lớn, đa quốc gia và lại ở vị trí đi đàm phán những hợp đồng, những thương vụ lớn nên sẽ thường xuyên gặp các đối tác đàm phán có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cũng như có những tính cách đặc biệt. Có thể tóm tắt một số nội dung và triết lý chính của cuốn sách và các nhận định của tác giả theo từng chương như:
Ngoài ra, cá nhân tôi rất thích những đúc kết của tác giả rút ra cho bản thân trong quá trình đàm phán. Tôi đã từng phải note lại những điểm này để đôi khi xem lại sẽ thấy vững tin hơn trong với những thứ mình đã làm và sẽ làm. Một số đúc kết mà tôi tâm đắc là:
Bài học:
Đọc xong cuốn sách, tôi nhận thấy mình tự tin hơn, cảm thấy mình đang đi đúng hướng trong việc đưa ra các phương châm làm việc của mình khi thấy tác giả đưa ra những triết lý quy tắc khá tương đồng với nhận thức trước đó của bản thân tôi. Kinh nghiệm và sự đúc rút từ kinh nghiệm của một người đi trước đã thành công khiến cho giới trẻ chúng tôi như được tiếp thêm những lời động viên, sự khẳng định để bản thân mình có thể tiếp tục kiên định với những nguyên tắc mà mình đã lựa chọn.