"Quân sư" đắc lực cho các quyết định chiến lược

Hưng Hải (Ban Thương hiệu & Truyền thông) đã đăng lúc 09:23 - 14.04.2021

Khác với các phần mềm riêng lẻ, hệ thống ERP được phát triển theo hướng tiếp cận các vấn đề của Viettel từ góc nhìn quản trị của lãnh đạo cấp cao nhất. Điều này rất khác với cách làm các phần mềm nội bộ thường theo hướng từ dưới đi lên qua các nghiệp vụ cụ thể.


Một phiên họp giữa nhóm chuyên tư vấn của KPMG và Ban Quản lý dự án V.I tại Trụ sở Tập đoàn. 

Ưu điểm của ERP là các hệ thống liên thông nhau, quy trình end-to-end để thực hiên một việc từ đầu đến cuối, có sự tham gia của nhiều người. Trong mảng đầu tư, ERP tập trung được vào quản trị, lợi ích lớn cho đầu tư có số liệu chính xác về việc đã chi tiêu mua cái gì, lúc nào. 

Các số liệu này được cập nhật lên các báo cáo một cách chính xác. Điều này sẽ rất khác với hiện tại khi mà số liệu có nhiều chỗ bị lệch nhau nhiều, tài chính hệ thống nhiều dữ liệu logic trên một database dùng chung có độ tin cậy cao.

Trước đây từng có giai đoạn Tập đoàn khi cần ra các quyết định có tính chiến lược như nên đầu tư mạnh cho mảng nào, nên điều chỉnh tỉ trọng giữa các mảng là bao nhiêu, chi phí vận hành, chi phí tài sản cụ thể v.v thì không có số liệu chính xác để có thể tự tin đưa ra quyết định. 

"Ở thời điểm hiện tại nếu Ban TGĐ muốn biết mảng đầu tư hiện đang triển khai những gói thầu nào, bao nhiêu hồ sơ đã đóng thầu, bao nhiêu đã kí hợp đồng, tổng số nợ phải trả tháng tới, bao nhiêu đối tác nợ ..vv thì cũng sẽ mất cả tháng trời để làm báo cáo. Mà số liệu chưa chắc hoàn toàn logic. Trong khi với ERP thì câu trả lời gần như sẽ có ngay sau khi đặt ra yêu cầu", đại diện Ban Đầu tư - Xây dựng cho biết.

Một thách thức được đặt ra khi Tập đoàn thực hiện CĐS là việc nhiều quyết định quan trọng như chuyển dịch đầu tư như thế nào, đổ tiền vào những dịch vụ mới ra sao, bao nhiêu là phù hợp...nếu không có số liệu để đánh giá sẽ không có câu trả lời. 

Tập đoàn Viettel cũng từng thuê McKinsey vào tư vấn sản phẩm chiến lược cho chuyển đổi số. Cơ sở để đơn vị tư vấn tính toán cũng là dựa trên các số liệu do Viettel cung cấp. Dựa trên chi tiêu cho mảng, hạ tầng đang có, tổng tài sản, xu hướng ...McKinsey đã nhận định hạ tầng 3G, 4G đầu tư đã đủ và Viettel cần chuyển dịch sang các ngành dữ liệu. 

Dữ liệu thô của Viettel có nhiều nhưng chưa có hướng khai thác. Đơn vị tư vấn đề xuất Viettel đầu tư mảng nào, chuẩn bị nhân sự ra sao vv Điều này có nghĩa phải có sự chuẩn bị đón đầu chứ thay vì đến lúc thấy ngành kinh doanh dữ liệu trên thế giới phát triển mình mới đi làm thì đã muộn. 

Liên quan đến vấn đề này Viettel đã có nhiều bài học "xương máu". Ví dụ năm 2016 là thời điểm Viettel bắt tay sản xuất thiết bị 4G thì cách dịch vụ 4G trên toàn cầu đã bắt đầu giai đoạn  bùng nổ (booming) 4G nhưng lúc đó Viettel mới thử nghiệm thiết bị và dự kiến 2 năm sau mới có sản phẩm hoàn thiện. Như vậy là đã quá muộn. "Sự chậm chân này của chúng ta có một phần nguyên nhân là thiếu dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác vào những thời điểm trọng yếu", chuyên gia Ban Đầu tư - Xây dựng chia sẻ. 

Ở góc độ tài chính, tài sản cũng xảy ra câu chuyện tương tự về việc dữ liệu phân mảnh, thiếu logic và chưa hoàn toàn chính xác. Tài sản hàng năm tăng giảm thế nào, luân chuyển ra sao, mặc dù có công cụ quản lý nhưng để ra được báo cáo cũng sẽ mất cả tháng. 

Trong mảng đầu tư, do phân tán ở các đơn vị nên thông tin cũng rất rời rạc. Ví dụ mảng quảng cáo marketing được ủy quyền cho các đơn vị, đơn vị lại đưa về các trung tâm để triển khai nên nếu muốn trả lời câu hỏi "Tổng mức đầu tư cho quản cáo, marketing của toàn Tập đoàn là bao nhiêu?" thì cũng rất khó có câu trả lời chính xác. 

Một dẫn chứng cho việc thiếu dữ liệu để đánh giá là câu chuyện thời sự là việc nên tắt sóng 2G hay 3G. Việc tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia là tất yếu. 

Tuy nhiên tắt 2G hay 3G trước theo lộ trình nào là bài toán khó khi thiếu dữ liệu để đánh giá.  Tương tự, việc đầu tư cho 4G là rất lớn nhưng nguồn thu từ 4G là như thế nào thì chưa xác định rõ được mà hiện mới có số liệu chung là thu từ di động.

Một ví dụ khác là tình trạng chồng chéo, lãng phí hệ thống anten do hậu quả của quá trình phát triển, cạnh tranh nóng về mạng lưới. Viettel nhận thức được vấn đề này nhưng báo cáo chậm nên ảnh hưởng đến việc ra quyết định. 

Việc lãng phí điện cho hệ thống này chẳng hạn, chỉ được nhận ra khi đơn vị chịu trách nhiệm phát hiện việc chi phí tiền điện quá cao. Sau quá trình đào sâu phân tích, thu thập dữ liệu mới có cơ sở để phát hiện, ra quyết định. 

Với ERP câu chuyện này sẽ khó có thể xảy ra vì các thông tin đã có sẵn. Nhờ số liệu cập nhập nên đơn vị vận hành sẽ nắm được việc một trạm tốn bao nhiêu chi phí, tiền điện ra sao. Tất cả được tách ra và phân bổ theo một quy tắc được đặt ra ngay từ khi thiết kệ thống. ERP sẽ cho ra số liệu chính xác hơn. 

Theo đánh giá việc triển khai ERP sẽ rất "đau khổ" cho các bộ phận liên quan do khối lượng công việc sẽ phát sinh nhiều hơn. Các CBNV sẽ phải thực hiện thao tác nhập liệu nhiều hơn, phức tạp hơn thêm nhiều trường hơn để phục vụ cho các báo cáo. Dự kiến trong 3 năm đầu sẽ rất vất vả, tăng tải lớn cho các bộ phận thực thi. 

"Nhưng trong giai đoạn sau sẽ khác công việc của các bộ phận liên quan sẽ được giảm tải nhiều trong khi hiệu quả sẽ tăng gấp nhiều lần", đại diện Ban Đầu tư- Xây dựng đánh giá.
 

ERP giúp người lao động thấy rõ "lộ trình công danh"

Lời giải cho bài toán kết nối hệ thống

3 từ đồng nghiệp dành tặng Viettel Family

Tập đoàn chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng 5G từ Bộ TT&TT

PTGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Không được phép chủ quan trong mọi tình huống'

PTGĐ Đào Xuân Vũ: ‘Viettel Digital Talent không chỉ là một cuộc chơi'

  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua