Mức lương khoán của FT
Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel
VCC trả lời:
Năm 2017, đơn giá nhà trạm khi chuyển sang VCC Chủ đầu tư xây dựng phụ thuộc lao động thực tế, chi phí nhân công, các khoản chi phí khác (Công dụng cụ, ôtô, hành chính văn phòng, bảo hiểm, quản lý chung…) trước khi chuyển sang. Vì vậy, đơn giá trúng thầu của từng địa bàn, từng tỉnh cùng địa hình là không đều nhau.
Từ đó, VCC đã xây dựng đơn giá giao khoán dựa trên 4 loại trạm, 4 vùng lương và 3 loại địa hình (thủ phủ, đồng bằng, trung du và miền núi sông nước) căn cứ trên đơn giá đầu vào khi Chủ đầu tư chuyển sang và thực tế chi phí nhân công và các chi phí khác (Công dụng cụ, ôtô, hành chính văn phòng, bảo hiểm, quản lý chung…). Đồng thời, tại văn bản số 5410/QĐ-VCC ngày 30/12/2022, VCC đã giao cho cấp ủy, chỉ huy các Chi nhánh tỉnh/TP đề xuất, quyết định các trạm khó khăn theo 10 mức (từ 1,05 đến 1,5; 2 mức liền kề cách nhau 0,05) để phù hợp với thực tế địa hình tại đơn vị; trích từ Quỹ khoán của tỉnh làm căn cứ tính lương khoán.
Cơ cấu thu nhập gồm: Lương khoán + Thưởng quý/năm + Thu nhập khác (Phụ cấp, quà lễ tết, nghỉ mát…) => Đơn giá thực tế = Tổng thu nhập/tổng số trạm; Như vậy, đơn giá giao khoán để tính lương hàng tháng chỉ chiếm 50% đơn giá thực tế.
Về Tiền phạt: theo quy định tại văn bản số 5410/QĐ-VCC ngày 30/12/2022, Chủ đầu tư phạt bao nhiêu VCC phạt tương đương bấy nhiêu.
Ngoài ra, CBNV phải tự học hỏi, trao dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, quy định của TCT để nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nếu gặp vấn đề hoặc vướng mắc phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt câu hỏi, phải hiểu rất sâu sắc và thấu đáo câu hỏi, vấn đề mình muốn hỏi (ít nhất phải hiểu từ 85% trở lên); đã tìm mọi cách, mọi giải pháp, đã trao đổi, thảo luận kỹ với đồng nghiệp, cấp trên trực tiếp, đơn vị mình quản lý nhưng chưa có lời giải thì mới kiến nghị đề xuất lên cấp cao hơn. Việc phản ánh các ý kiến, đề xuất của CBNV thực hiện theo Quy chế truyền thông nội bộ số 5410/QĐ-VCC ngày 30/12/2022 của TCT.