Nữ PTGĐ VCC gợi ý cuốn sách 'Người làm kinh doanh phải biết'

Đào Thu Hiền (TCT Công trình Viettel) đã đăng lúc 10:12 - 08.11.2022

Cuốn sách "OKRs - Hiểu đúng, Làm đúng" của tác giả Mai Xuân Đạt được chị Đào Thu Hiền, PTGĐ VCC giới thiệu với CBNV Viettel. Theo chị, OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu mới mẻ mà người làm kinh doanh cần phải biết. Bên cạnh những chia sẻ xoay quanh 4 keys: "Con người - Quy trình - Công nghệ - Quản trị", chị đã rút ra 5 bài học quý giá để chia sẻ với người Viettel.

Trước đây khi thiết lập và quản trị mục tiêu chúng ta sẽ thường nghe tới những phương pháp như MBO (Quản trị bằng mục tiêu), BSC-KPIs (Đo lường bằng KPIs). Đây là phương pháp phổ biến để xây dựng mục tiêu, theo dõi, giám sát và điều chỉnh cân bằng các mục tiêu. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi đã tiếp cận 1 phương pháp mới sau khi đọc cuốn sách OKRs hiểu đúng làm đúng.

Đây là một phương pháp quản trị mục tiêu được áp dụng lần đầu vào những năm 1970. Cũng là công cụ hỗ trợ việc quản lý mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào các nỗ lực đóng góp của cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lương các đóng góp ấy để giúp phát triển tổ chức.

1. Vấn đề: Trong tổ chức việc xác định mục tiêu là vô cùng quan trọng, việc xác định đúng hướng phát triển mang yếu tố chiến lược ảnh hưởng tới sự thành bại của tổ chức. Tuy nhiên nếu chỉ xác định mục tiêu mà bỏ quên yếu tố kết quả và những nhân tố ảnh hướng đến kết quả sẽ khiến chiến lược trở nên hàn lâm và không có tính thực tiễn. Cuốn sách sẽ giúp chúng ta hiểu thêm phương pháp thiết lập đúng mục tiêu, định hướng kết quả then chốt và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thông qua câu chuyện triển khai OKRs của tác giả.

2. Phân tích vấn đề:

+ Vấn đề 1- Con người: Harvard Busines Review chứng minh 50% những việc nhân viên chúng ta đang làm là phi sản xuất không tạo ra giá trị. Vậy làm thế nào để thiết lập mục tiêu, khai thác tiềm năng của nhân sự.

+ Vấn đề 2 - Quy trình: Làm thế nào để có lộ trình làm việc cụ thể: OKR là công cụ trả lời cho 2 câu hỏi: "chúng ta muốn đạt được điều gì?" Và "làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó". Làm thế nào để do lường tiến độ hoàn thành và đánh giá kết quả

+ Vấn đề 3 - Công nghệ: Với những tổ chức quy mô nhỏ thì việc đánh giá bằng công cụ đơn giản như MS Office hoặc thô sơ hơn là dùng giấy nhưng doanh nghiệp nào cũng có giấc mơ phát triển vậy việc ứng dụng Công nghệ để quản lý, theo dõi và đánh giá mục tiêu là vô cùng cần thiết. Giả sử, trên cương vị là người đứng đầu, chúng ta có mong muốn nhìn thấy 1 bảng thông tin với những con số cụ thể được biểu diễn logic và realtime để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu phù hợp. Hãy tận dụng sức mạnh công nghệ.

+ Vấn đề 4 - Quản trị: Từ việc đưa ra mục tiêu chưa rõ ràng dẫn tới quá trình thực thi và đánh giá không đúng vậy thì cần làm thế nào cho đúng. Trách nhiệm sẽ thuộc về những ai hay sẽ rơi vào vòng tròn đổ lỗi. Tác giả nhấn mạnh, trách nhiệm luôn thuộc về người đúng đầu mỗi ngành hoặc bộ phận. Cần gia tăng hàm lượng phản biện, tranh luận khi thiết lập mục tiêu bằng các phương pháp 5-why, SMART....

Món quà tri thức cho người VCC đúng dịp sinh nhật TCT

Sách “cũ” chưa đọc vẫn là sách mới với người VCC

  • 1

PTGĐ VCC Nguyễn Huy Dũng thấy gì ở 'Những bá chủ không gian'?

Hành trình từ 'thức tỉnh' đến 'trải nghiệm' của Tổng Giám đốc VCC

  • 12

PTGĐ VCC Lê Hữu Hiền: 'Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới' không phải cuốn...

  • 2

'Tư duy ngược dịch chuyển thế giới' dưới góc nhìn của Phó TGĐ VCC

  • 1
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua