Xúc cảm không thể nào quên của người Viettel lần đầu đến Trường Sa

Đức Thủy (TCT Giải pháp Doanh nghiệp Viettel) đã đăng lúc 15:48 - 24.07.2024

Hành trình đoàn công tác số 24 đi thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I/9 năm 2024 đã để lại trong tôi những cảm xúc không thể nào quên.

Ngày 22/5, đoàn công tác số 24 đã có mặt tại khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Ngày hôm sau, vào một buổi sáng, trong tâm thế khẩn trương và háo hức, đoàn công tác dậy từ rất sớm để hoàn thành mọi công tác chuẩn bị. Đúng 6h, chúng tôi đã có tại điểm xuất phát hành trình cầu cảng Cam Ranh.

Tàu KN-491 Kiểm ngư Việt Nam đã lừng lững chào đón đoàn. Wow! Tàu to lớn và đẹp quá. Nhanh chóng thực hiện các thủ tục đăng ký lên tàu và nhận phòng, tôi đã tham quan một vòng hết các khu vực của tàu: boong tàu, phòng điều hành của các thủy thủ, mũi tàu, sân bay cho phép trực thăng cất/hạ cánh trên tàu, các khu vực phòng ở, nhà tắm và khu vệ sinh rồi kịp thực hiện rất nhiều bức ảnh đẹp trên chiếu tàu KN-491.

Trong quá trình tàu di chuyển trên biển, đoàn đã tích cực tham gia và thực hiện tốt phong trào thi đua đột kích “Đoàn kết, nghĩa tình, lập công, quyết thắng”. Đặc biệt là các Hội thi: Văn nghệ, tìm hiểu về biển đảo, cờ tướng, cắm hoa, viết cảm tưởng về chuyến công tác. Cá nhân tôi vinh dự khi được cùng 4 đại biểu khác trình bày ca khúc "5 anh em trên một chiếc xe tăng" trong hội thi và vinh dự hơn được lựa chọn để biểu diễn giao lưu văn nghệ với quân, dân và các lực lượng trên thị trấn Trường Sa.

Hành trình Trường Sa có rất nhiều hoạt động, để lại trong tôi vô vàn kỷ niệm, niềm vui như thế. Nhưng trong đó có những xúc cảm mà nếu không phải là Trường Sa, có lẽ sẽ không bao giờ có được.

Nha gian DKI9

Cảm xúc về sự hùng thiêng của biển đảo

Đó là sự minh tuệ của ông cha ta từ xa xưa, đã có tầm nhìn và chiến lược dài hạn gìn giữ biển đảo, tạo nên bờ cõi rộng lớn cho Tổ quốc Việt Nam.

Đó là sự anh dũng của các chiến sĩ không quản khó khăn, ngời sáng khát vọng chắc tay súng, vững ý chí canh giữ biển đảo và sẵn sàng hy sinh để gìn giữ biển đảo cho Tổ quốc. 64 chiến sĩ Gạc Ma hy sinh ngày 14/3/1988 vang danh mãi mãi. Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở phía đông Đại lộ Nguyễn Tất Thành, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa sẽ là nơi để các thế hệ Việt Nam có thể tưởng nhớ và hướng tới biển đảo cùng các anh. Đảo Cô Lin là một đảo chìm, bé nhỏ nhưng bất khuất, kiên cường bám trụ như sự anh dũng hy sinh của các anh nơi này.

Đó còn là sự bừng sáng trong từng nụ cười, ánh mắt của những chiến sĩ trẻ canh giữ biển đảo. Tôi đặc biệt ấn tượng với các chiến sĩ tại đảo Đá Đông C.

Đoàn đã vô cùng xúc động khi thấy các chiến sĩ giao lưu, toát lên nhiệt huyết, khát vọng ngời sáng tương lai, thiêng liêng biển đảo của Tổ quốc. Ở đó, hoàn toàn che lấp hết các khó khăn cuộc sống, của nhiệm vụ canh giữ biển đảo. Vài tuần ngắn thôi, khi hết tháng 6 các em sẽ phải đối diện với sóng lớn đánh cao, đảo chỉ còn nhấp nhô đỉnh mái nhà nhỏ,...

_VMH0334_Original-1

Xúc động trước tinh thần dân tộc

Tinh thần dân tộc, Tổ quốc một lòng, gói gọn thôi trong câu chữ mà quân, dân và các lực lượng tại thị trấn Trường Sa và đoàn công tác số 24 khi tàu KN-491 rời đảo tiến tới Nhà giàn DK-I/9: Trường Sa vì Tổ Quốc - Cả nước vì Trường Sa. Tôi ngấn lệ và giờ vẫn ngấn lệ khi viết ra điều này. Không thể giãi bày được cảm xúc, nó là ở trong tim và trong tâm trí.

Trước Nhà giàn DK-I/9

Đơn giản vì cả hành trình dài, Nhà giàn đã ở trong tầm mắt của chúng tôi - chỉ 1km. Đoàn sẽ di chuyển vào bằng tàu nhỏ ghé thăm, nhưng biển động và sóng to không thể di chuyển.

Tôi cùng phần lớn đại biểu không thể tiếp cận và lên Nhà giàn. Vậy mà các chiến sĩ và lực lượng tại Nhà giàn giữa mênh mông biển khơi vẫn hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Đó phải là một tinh thần thép, là một ý chí siêu kiên cường.

Hành trình đến ngày 29/5/2024, kết thúc vào lúc 13h30. Đoàn công tác số 24 được trao tặng huy hiệu Chiến sỹ Trường Sa. Chúng tôi tự hào vì đã được đồng hành và góp phần vì biển đảo, vì Trường Sa.

Song, điều ý nghĩa nhất cá nhân tôi có được là những cảm xúc khó quên ấy, về sự thiêng liêng của biển đảo Tổ quốc, tinh thần lạc quan giữa khó khăn và cũng kiên cường, sẵn sàng hy sinh của người chiến sĩ nơi đảo xa. Cuối cùng là sự biết ơn và trân trọng. Cảm ơn Tập đoàn đã giúp tôi có được một hành trình ý nghĩa, hành trình mà theo như chia sẻ của các anh Hải quân vùng 4 thì mỗi năm chỉ tổ chức đưa khoảng 5.000 người ra với biển đảo.

AQN8

  • 1045
  • 5
  • 1

Những 'lát cắt' hiếm thấy của Giám đốc VCS về nơi đảo xa

  • 1762
  • 3

Kỹ thuật Viettel tranh thủ từng phút, từng giây ứng phó bão số 2

  • 801

Nhịp sống nơi đảo xa qua kỷ niệm của người Viettel

  • 3464
  • 2

'Chiến sĩ đảo Gạc Ma' trong cảm xúc của người Viettel

  • 647
  • 1

Phó TGĐ VTT: Trường Sa không xa!

  • 1464
  • 6

Tổng Giám đốc VDTC: Lính Trường Sa có làm bạn rơi nước mắt?

  • 3378
  • 5

Chạm vào Trường Sa là cảm giác như thế nào?

  • 1465
  • 23

PGĐ Viettel IDC: 'Chuyến đi Trường Sa có nhiều cung bậc cảm xúc'

  • 640

Cảm xúc đong đầy của PTGĐ VDS mang về từ Trường Sa

  • 2339
  • 7

50 thành viên Viettel thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-1

  • 2169

Dự đoán giải thưởng bất ngờ tại lễ tôn vinh Innovative-me 2024

  • 388
  • 19

Người Viettel an toàn: Phương tiện chữa cháy - Dùng sao cho đúng?

  • 569

Viettel hoàn thành phát sóng 4G trên nhà giàn DK1

  • 413

Viettel giải bài toán hạn chế kết nối Internet khi xuất ngoại

  • 284
CBNV vui lòng đăng nhập để đọc nhiều nội dung hơn
Bỏ qua